Ba bài Ngũ-Đối-Hạ, Long-Đăng và Tiểu-Khúc trong 7 bài Nhạc-Lễ được giới tài-tử trình-tấu một lúc liên tiếp được gọi là Liên-Châu với số câu dài 108 câu. Do đó nhạc-sĩ Tấn-Nhì làm gọn lại với số câu ngắn hơn là 30 câu được chia làm 3 lớp, mỗi lớp có số câu như sau
Lớp 1 từ câu 1 đến câu 13. (Ngũ-Đối-Hạ 1 – 13)
Lớp 2 từ câu 14 đến câu 22. (Long-Đăng 1 – 9)
Lớp 3 từ câu 23 đến câu 30. (Tiểu-Khúc 18 – 25)
Điệu này còn có tên khác là Hạ-Đăng-Tiểu nhưng vì để khỏi lầm với ba bài Hạ, Long-Đăng, và Tiểu-Khúc (ba bài này đờn chung cũng gọi là Hạ-Đăng-Tiểu) nên nhạc-sĩ Hữu-Tâm thêm một chữ Tiểu để phân biệt với ba bài Hạ-Đăng-Tiểu (108 câu).
Tiểu-Liên-Châu là một liên-khúc mà nhạc-sĩ lập bản không bị giới-hạn từng lớp mà chỉ chọn điểm qua tiện thì qua. Như Ngũ-Đối-Hạ không chọn chín câu dứt lớp 1 bài Hạ mà đi tới câu 13 rồi qua rất ngọt, Bài Đăng dứt Liu câu 9 qua Tiểu-Khúc Liu ngoại câu 18 bài Tiểu rất khớp.
Cái khó cho nhạc-sĩ là phải thuộc và nhớ số câu để biết chổ nào qua. Có nhiều nhạc-sĩ đờn thẳng từ trên xuống hết bài chớ không cần nhớ lớp lang chổ nào. Vì vậy không thích lắm loại liên-kết kiểu này.
Điệu này cũng cần nhiều lời ca để giúp cho giới tài-tử làm quen và thường xuyên sử-dụng trong các buổi sinh-hoạt.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://conhactanbien.com là vi phạm bản quyền